Hà Nam là mảnh đất hiếu học, là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, tất nhiên ở đây là sự kết tinh của những nhân vật đỗ đại khoa, tức Tiến sĩ. Vùng đất Hà Nam chính là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng, những nhà văn, nhà sử học, những chiến sĩ hoạt động cách mạng… mang đến niềm tự hào mà người ta vẫn thường gọi là vẻ đẹp của người Hà Nam.
Vài nét về tỉnh Hà Nam
Cái tên Hà Nam lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Việt Nam vào cuối năm 1890, song đã còn trải qua mấy lần biến đổi. Để rồi vào ngày 6/11/1996, theo Nghị quyết của Quốc hội nước ta, tỉnh Hà Nam chính thức được tái lập.
Hà Nam nằm ở phía Tây Nam châu thổ sông Hồng, nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội với tổng diện tích đất tự nhiên là 86.193 ha; có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá đặc trưng của tỉnh.
Hà Nam – vùng đất có nhiều nhân tài
Từ khoa thi Tiến sĩ Nho học đầu tiên vào năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, Hà Nam đã có khoảng 94 người đỗ Đại khoa ngạch văn ban, chưa kể đỗ đại khoa ngạch võ ban còn chưa được thống kê đầy đủ. Nhiều người Hà Nam đã có đóng góp rất lớn cho nền chính trị, giáo dục… của nước nhà. Các nhà khoa bảng ở đây đều đứng đầu cơ quan đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho đất nước vào các thời Lý, Trần, Mạc, hậu Lê và thời Nguyễn.
Top 10 danh nhân người Hà Nam nổi tiếng nhất
Nguyễn Hữu Tiến
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên rất quen thuộc, nhưng nhiều người vẫn còn chưa biết rằng lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm và người đã vẽ lá cờ ấy chính là Nguyễn Hữu Tiến – chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ vào năm 1940, nguyên là thầy giáo, sinh ra và lớn lên tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Cố nhà văn Nam Cao
Với chủ trương nhanh chóng tập hợp lực lượng thanh niên vào tổ chức, Nam Cao được mời làm chủ bút của tờ báo “Xung phong” do Tỉnh đoàn phụ trách. Khi mới thành lập, trụ sở của tòa soạn được đóng tại một gian nhà bỏ không ở Phủ Lý. Chủ bút Nam Cao được bố trí cho một chiếc bàn để làm việc, để tiếp khách và một chiếc phản gỗ để nằm nghỉ.
Đã gần 60 năm đi qua kể từ khi ông ngã xuống, những tác phẩm và đóng góp của nhà văn, liệt sỹ Nam Cao ở cả hai lĩnh vực văn học và báo chí vẫn luôn luôn được bạn bè và độc giả gần xa đón nhận và ngưỡng mộ.
Thi hào Nguyễn Khuyến
Thi hào Nguyễn Khuyến (1835-1909), tự Miễn Chi, hiệu Quế Sơn, sinh ra ở quê mẹ, nhưng tám tuổi đã về sống ở quê cha tại làng Vị Hạ, tục gọi là làng Và (thuộc xã Yên Ðổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)
Trong hai mươi năm theo nghiệp khoa cử, Nguyễn Khuyến từng đỗ đầu ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Ðình, mà chính từ đây ông được gọi là “Tam nguyên Yên Ðổ”. Số lượng tác phẩm của ông đến nay đã được sưu tập tới hơn 800 bài, bước đầu đã công bố được hơn một nửa, còn lại sẽ được công bố sau. Thơ Nguyễn Khuyến thật sự là tiêu biểu cho tâm hồn người Việt và nét phong vị, cốt cách Á Ðông. Có thể coi ông là tượng đài cuối cùng của mẫu hình thi nhân nhà Nho chính thống, là sự kết tinh cho nền thi ca cuối mùa trung đại.
Lê Tư Lành
Lê Tư Lành (1914-1995) là một nhà giáo, nhà nghiên cứu lịch sử, văn học. Lê Tư Lành sinh ra ở trong một gia đình nhà Nho thuộc làng Lam Cầu, xã Duy Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Lê Tư Lành là người đã khởi thảo biên soạn lịch sử Quốc hội Việt Nam (bản thảo chưa từng được công bố); là dịch giả của một số tác phẩm văn học cổ điển Pháp, nhất là tác phẩm của Voltaire.
Cố nhà thơ Kép Trà
Kép Trà (1873-1928) là một nhà thơ trào phúng, tên thật là Hoàng Thụy Phương. Ông thi đỗ Tú tài cả hai khoa nên người ta gọi ông là Kép Trà. Quê gốc của ông ở làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Thơ trào phúng của Kép Trà gần gũi với sáng tác đương thời với các nhà thơ Tú Xương, Nguyễn Thiện Kế, Tú Quỳ… Cũng gần gũi với các tác giả trên, thơ văn Kép Trà hiện nay chỉ còn lại dưới dạng truyền miệng vì đã mất mát khá nhiều.
Bùi Văn Dị
Bùi Văn Dị (1833-1895) là một nhà thơ và ông làm quan dưới triều Nguyễn. Bùi Văn Dị tự là Ân Niên, có các tên hiệu: Tốn Am, Do Hiên, Châu Giang. Ông quê ở làng Châu Cầu, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội (sau này đổi là phố Châu Cầu, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).
Chỉ đến những năm cuối thế kỉ thứ XX, thơ văn của Bùi Văn Dị mới bước đầu được dịch thuật và đăng tải. Người ta nhận thấy rằng ông có một phần thơ mang nội dung yêu nước chống giặc xâm lược. Những bài thơ được viết sau các trận thắng quân Pháp ở Gia Lâm và Cầu Giấy ở trong năm 1883 đã làm bừng nên khí thế quyết thắng.
Nhà giáo Bùi Kỷ
Bùi Kỷ (1888-1960), tên chữ là Ưu Thiên, hiệu là Tử Chương, ông sinh tại làng Châu Cầu, phủ Lý Nhân (nay thuộc thị xã Phủ Lý) tỉnh Hà Nam. Từ nhỏ Bùi Kỷ đã được cha dạy về Nho học, ngoài ra ông còn tìm thầy học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Vào năm 1909 lần đầu dự thi Hương, Bùi Kỷ đã đỗ Cử nhân, đến năm sau vào Huế để thi Hội và thi Đình, ông đỗ Phó bảng và được bổ đi làm Huấn đạo, tuy nhiên ông từ chối, lấy cớ rằng phải ở nhà phục dưỡng cha và ông nội hiện đều đang già yếu.
Ông được chính phủ tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất vào năm 1948.
Phạm Tất Đắc
Nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc Phạm Tất Đắc (1909-1935), quê ở làng Dũng Kim (nay thuộc xã Hợp Lý), huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Ông có tác phẩm “Chiêu hồn nước” cực kì nổi tiếng. Chiêu hồn nước là bài ca gồm 198 câu song thất lục bát nhằm bày tỏ tình cảnh “nước mất nhà tan” bấy giờ. Kêu gọi hành động khôi phục giang sơn.
Lê Đại Hành – vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê
Lê Đại Hành (Lê Hoàn) sinh ra tại Thanh Liêm, ông là người Hà Nam. Lê Đại Hành không chỉ là một vị hoàng đế có đóng góp rất lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm giữ nền độc lập cho dân tộc, mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao để xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.
Trong những năm ông làm vua, ông đã cho xây dựng rất nhiều cung điện ở kinh đô Hoa Lư, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Ông là người đầu tiên tổ chức đào sông, và công trình đào sông của nhà Lê vẫn còn là một di tích lịch sử quan trọng.
Sử gia Lê Tung
Lê Tung quê ở làng Yên Cừ, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Vào năm 1484, ông đỗ tiến sĩ dưới thời của vua Lê Thánh Tông.
Mặc dù Lê Tung không tham gia trực tiếp vào công việc chỉnh lý, biên soạn bộ ĐVSKTT, nhưng với bài “Đại Việt thông giám tổng luận”, ông cũng đã góp phần rất lớn vào nội dung phần mở đầu của bộ quốc sử bởi lẽ bài tổng luận của ông đã tóm lược được một cách khái quát những quan điểm về sử học của Vũ Quỳnh trong bộ Đại Việt thông giám mà các sử thần đời sau đã vận dụng vào việc hoàn thành bộ quốc sử nước ta.
Kết luận
Trên đây là những thông tin thú vị về những danh nhân người Hà Nam nổi tiếng nhất, làm rạng danh người Hà Nam, quê hương của những nhân tài của nước nhà. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lịch sử cũng như về những danh nhân nổi tiếng của tỉnh Hà Nam.